Kế hoạch hoạt động hè năm 2020-2021
PHÒNG GD & ĐT CẦN GIUỘC
         TRƯỜNG TH LỘC TIỀN
 

                Số:18/KH-THLT
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

Mỹ Lộc, ngày 31 tháng 5 năm 2021

KẾ HOẠCH

Tổ chức hoạt động hè năm 2021
 
Căn cứ Kế hoạch số 775/KH-PGDĐT ngày 27/5/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc về kế hoạch tổ chức hoạt động hè ngành Giáo dục Cần Giuộc năm 2021;
Trường Tiểu học Lộc Tiền xây dựng Kế họach tổ chức họat động hè năm 2021 với nội dung như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
1.1 Mục đích
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác giáo dục, chăm sóc, quản lý học sinh; đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý của gia đình đối với học sinh trong dịp hè.
- Phát huy mọi nguồn lực xã hội chăm lo cho học sinh phát triển toàn diện; đẩy mạnh hoạt động vui chơi, giải trí ở địa bàn dân cư, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong học sinh.
- Tập trung giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng sống, giúp học sinh, sinh viên nâng cao ý thức, phát huy năng lực, cống hiến và trưởng thành.
- Tăng cường các giải pháp không để học sinh bỏ học do có học lực yếu và hoàn cảnh khó khăn. 
- Tổ chức hè vui tươi, sôi nổi và thiết thực; không để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định.
- Tuyên dương học sinh tiêu biểu, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
-  Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn bằng các mô hình, hoạt động cụ thể. Phát huy những mô hình hay, hiệu quả trong hoạt động hè của các năm trước, đồng thời đa dạng các hình thức hoạt động cho phù hợp với từng đối tượng học sinh theo từng khối lớp, tập trung cho các đối tượng trẻ em là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo.
1.2 Yêu cầu
- Triển khai tổ chức các nội dung hoạt động hè phải đảm bảo an toàn, thiết thực, tiết kiệm, chất lượng và hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tính truyền thống của địa phương và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Sở Y tế và chỉ đạo của UBND huyện.
2. Chỉ tiêu cơ bản
- Đảm bảo tổ chức hoạt động hè cho tất cả thanh thiếu niên, nhi đồng trong đơn vị;
- Tổ chức hoạt động trang bị kỹ năng phòng, chống xâm hại cho trẻ em;
3. Nội dung hoạt động
 3.1 Công tác phổ cập giáo dục hè năm 2021
- Thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp về công tác PCGD, XMC.
- Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo Phổ cập Giáo dục, Xóa mù chữ (PCGD, XMC) các cấp; tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD&ĐT với các ngành, các tổ chức có liên quan trong công tác PCGD, XMC.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn trong nhà trường, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác phân luồng, hướng nghiệp.
- Tăng cường tuyên truyền và huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia công tác PCGD, XMC; vận động ra lớp và duy trì các lớp học PCGD, XMC;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động học sinh trong độ tuổi vào học lớp đầu cấp (lớp 1); nâng cao chất lượng và tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; tổ chức đa dạng, phù hợp;
- Có giải pháp hữu hiệu chống học sinh lưu ban, bỏ học trong hè.
- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên;
- Thực hiện đúng theo quy định về chế độ, chính sách cho những đối tượng tham gia công tác PCGD, XMC.
3. 2 Công tác quản lý, rà soát số học sinh có nguy cơ bỏ học, gắn liền kế hoạch ôn tập văn hoá trong hè cho học sinh yếu kém
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra lại trong hè, lập danh sách học sinh học lực chưa đạt, thuộc diện rèn luyện trong hè và học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học.
 - Đề ra biện pháp để học sinh không bỏ học trong hè như: đối với học sinh có học lực chưa đạt, nhà trường tổ chức các lớp phụ đạo kiến thức, hệ thống lại kiến thức đã học cho học sinh, giúp các em củng cố kiến thức và có đủ điều kiện xét lên lớp; đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa trường các tổ chức đoàn thể nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lập sổ tay theo dõi nắm bắt hoàn cảnh, đặc điểm học sinh, phối hợp Hội Khuyến học, ban ngành đoàn thể các cấp vận động mạnh thường quân hỗ trợ thiết thực để các em tiếp tục học tập.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền, tổ chức thi hái hoa dân chủ về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; nhắc nhở học sinh không tham gia các trò chơi điện tử mang tính chất đánh bạc trá hình, phổ biến nhất là “máy bắn cá” và tuyên truyền học sinh, sinh viên không tham gia cá độ, đánh bạc qua mạng, đá gà qua mạng. Khuyến khích HS sử dụng Internet phục vụ nhu cầu giải trí lành mạnh, phục vụ học tập, đảm bảo sức khoẻ.
- Tuyên truyền cho HS biết cách phòng, chống bạo lực, ngược đãi, tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, HIV/AIDS); phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước, tai nạn giao thông; phòng chống dịch bệnh mùa hè, dịch bệnh COVID-19.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng mở lớp dạy bơi cho học sinh, trang bị cho HSSV các kỹ năng về phòng tránh tai nạn đuối nước và phải mặc áo phao khi đi các phương tiện giao thông đường thủy.
3.3 Hoạt động kiểm tra, quản lý dạy thêm, học thêm trong thời gian hè
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn phụ trách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xử lý nghiêm những trường hợp dạy thêm không đúng quy định.
3.4 Hoạt động khuyến học khuyến tài và công tác xã hội, lao động công ích đối với học sinh
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Khuyến học địa phương thực hiện công tác khuyến học khuyến tài trong thời gian hè: động viên và bồi dưỡng năng khiếu đối với học sinh xuất sắc, đồng thời hỗ trợ thiết thực kịp thời cho các em vượt khó trong học tập, không để xảy ra tình trạng bỏ học do có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa trường.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em, hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên. Tổ chức Chương trình “Tiếp sức đến trường” năm 2021 nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho học sinh thông qua các hoạt động cụ thể: quyên góp sách giáo khoa cũ, tập trắng, dụng cụ học tập, tặng xe đạp, quần áo,… cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 - Tổ chức cho HS tham gia vệ sinh khuôn viên trường học, lớp học; tham gia tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, các bệnh mùa hè và bệnh do vi rút Zika, dịch bệnh COVID -19, chú trọng hướng dẫn các em biết giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình.    
3.5 Công tác giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội
- Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc cho thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Long An.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục về lý tưởng cách mạng, truyền thống, lịch sử của dân tộc, truyền thống của Đảng, của Đoàn, Hội, Đội bằng những hình thức trực quan, đa dạng như: thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình thương binh, gia đình có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức các “Hành trình về địa chỉ đỏ”; Phát động sâu rộng trong học sinh phong trào thi đua thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”.
- Tăng cường, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật Trẻ em năm 2016; Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 1836/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực trẻ em giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 78-CT/TU ngày 25/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015 - 2030”.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm lo, giáo dục và quản lý học sinh vào dịp hè.
- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong việc đại diện tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và xin ý kiến của trẻ em về những vấn đề về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em thông qua mô hình hoạt động: diễn đàn trẻ em, kỳ họp trẻ em, các chương trình gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với học sinh.
3.6 Hoạt động vui chơi, giải trí gắn với rèn luyện kỹ năng, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện
- Đa dạng hóa các loại hình sân chơi trong dịp hè: các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; các hoạt động dã ngoại về nguồn, tham gia trại hè, chương trình giao lưu; các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội; phát triển câu lạc bộ, đội nhóm học tập và rèn luyện kỹ năng; phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thể thao các huyện, thị xã mở các lớp năng khiếu (ca, hát, múa, bơi lội, võ thuật, ngoại ngữ, tin học) dạy miễn phí hoặc có chế độ ưu đãi, miễn giảm phù hợp.
- Phát huy vai trò trong việc huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho học sinh;
- Các đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch liên tịch phối hợp đoàn, đội hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về kỹ năng sống trong sinh hoạt, học tập và lao động.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn kỹ năng xử lý các tình huống khi có sự cố cháy nổ xảy ra, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu dành cho trẻ em; quan tâm rèn luyện kỹ năng về phòng, chống xâm hại bản thân, đặc biệt là kỹ năng “tự bảo vệ”. Tổ chức các lớp kỹ năng “Trải nghiệm để trưởng thành”, lớp “Đi để biết - học để sống”.
- Lồng ghép tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá, ma túy và các chất gây nghiện, phòng chống dịch bệnh, phòng chống nghiện games online. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục trực tiếp đến đối tượng học sinh bằng các hình thức trực quan, về một số vấn đề quan trọng hiện nay như: nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, tăng cường các hoạt động phòng chống đuối nước cho học sinh.
- Phát huy và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của đơn vị để đáp ứng nhu cầu tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt của học sinh trong hè.
3.7 Hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo
- Trường chủ động tổ chức hoặc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, học sinh theo lĩnh vực phụ trách. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các nguồn lực xã hội, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm cùng chăm lo, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; học sinh ở những mái ấm tình thương, trẻ em nghèo; học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; con em công nhân tại các khu, cụm công nghiệp.
- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong tổ chức các hoạt động phong trào tình nguyện vì học sinh có hoàn cảnh khó khăn như vận động học sinh ở những vùng có điều kiện thuận lợi đến thăm, tặng quà, quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn; vận động đoàn viên, thanh niên, học sinh cùng các nguồn lực xã hội tổ chức các chương trình văn nghệ, hoạt động giao lưu học sinh gây quỹ hỗ trợ, động viên, chia sẻ khó khăn với các bạn; duy trì các phong trào thiếu nhi như: “Kế hoạch nhỏ”, “Công trình măng non”, “Xe đạp tình bạn”, “Nuôi heo đất vì bạn nghèo”, “Chiếc áo tặng bạn”, “Giúp bạn vượt khó”, “Giúp bạn đến trường”.
4. Tổ chức thực hiện
- Tham gia Ban chỉ đạo hè và phân công cán bộ giáo viên tham gia quản lý hoạt động hè.
 - Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động hè của đơn vị tới CB, CC, VC, HS và phụ huynh, chịu trách nhiệm quản lý tổ chức hoạt động hè; chủ động phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên, Hội đồng Đội địa phương tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh tại trường hoặc địa bàn nơi cư trú, phù hợp điều kiện của trường và của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống; tổ chức sinh hoạt, giao lưu trong cụm với các nội dung phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, ...cho học sinh.
- Tăng cường hướng dẫn cho học sinh về tham gia hoạt động hè và thực hiện các công trình, phần việc thanh niên ở nơi cư trú.
- Phối hợp chặt chẽ trong công tác bàn giao, tiếp nhận và đánh giá kết quả học sinh về tham gia sinh hoạt hè tại địa bàn nơi cư trú.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hoạt động hè tại đơn vị, trường học.
- Báo cáo hoạt động hè năm 2021 gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo hè cấp xã theo quy định.
3. Các mốc thời gian thực hiện báo cáo:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hè cho đơn vị, trường học và gửi về Phòng GD&ĐT trước ngày 31/5/2021.
- Báo cáo tổng kết hoạt động hè năm 2021 (theo phụ lục đính kèm) gửi về Phòng GD&ĐT trước ngày 20/8/2021./.
 
Nơi nhận:
- PGDĐT (b/c);;
- Lưu, VT./.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
                 Nguyễn Thị Mỹ Lệ
                                                                                      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục báo cáo
 
 

PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị: ………………...                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
         ____________________                                                         ___________________________________
     Số         /……………                       …………………, ngày     tháng  8  năm 2021
 
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG HÈ 2021
Chủ đề “Vui khỏe, an toàn, học nhiều điều hay, làm nhiều việc tốt”
_________________
         
          I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Giới thiệu những chủ trương và chỉ đạo của Đảng ủy, UBND về việc triển khai tổ chức sinh hoạt hè. Những thuận lợi, khó khăn chung.
2. Đánh giá tình hình tổ chức, lực lượng tham gia hoạt động hè trên địa bàn: Công tác chuẩn bị đầu hè; Đánh giá, phân tích hiệu quả thực tế; Số lượng (thiếu nhi, Học sinh các cấp học phổ thông, Tổng phụ trách Đội, Bí thư đoàn, Đoàn viên thanh niên, Lực lượng phụ trách hè); Địa điểm sinh hoạt hè
3. Kết quả thực hiện công tác triển khai kế hoạch hè
- Các đơn vị, trường học nêu đủ 07 nội dung thực hiện kế hoạch hè.
4. Tổng kinh phí tổ chức hoạt động: Cấp huyện, cấp trường; thuận lợi, khó khăn ra sao?
          II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
          Kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2021 của đơn vị cần nêu rõ các hình thức thực hiện, qui mô tham dự, kết quả đạt được theo 07 nội dung hoạt động
Stt
Hoạt động
Nội dung
thực hiện
Kết quả
đạt được
Ghi chú
 
 
 
(thống kê cụ thể)
- Số buổi sinh hoạt hè tại huyện, tại trường; số lượng tham gia; Số buổi ra quân Đoàn, Đội….
- Lưu ý: Báo cáo tổng kết ghi rõ kết quả kiểm tra lại của học sinh
 
 
          III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Mặt mạnh
2. Hạn chế:  Lưu ý: Nhận định đánh giá có so sánh hiệu quả, qui mô đạt được của hoạt động so với năm 2020.
          IV. RÚT KINH NGHIỆM
          1. Đánh giá công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cơ sở.
          2. Nội dung hình thức tổ chức.
          3. Kiến nghị, đề xuất với Ban chỉ đạo hè cấp trên.                                                                                                                        Thủ trưởng đơn vị
                                                                        (Ký tên, đóng dấu)
2018 © Trường Tiểu học Lộc Tiền
Địa chỉ: Cần Giuộc - Long An
Thiết kế bởi VNPT Long An